Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
112872

Thạch Thành thương về miền quê đá

Ngày 20/11/2017 10:25:54

Những năm qua, diện mạo quê đá Thạch Thành (Thanh Hóa) nhiều đổi thay, nhưng sự khó tính, khốc liệt của thiên nhiên vẫn nguyên vẹn, khí chất mạnh mẽ vươn lên trong gian khó của con người xứ Thanh vẫn vững vàng.

Xưa, chúa Trịnh Sâm đã viết bốn chữThanh kỳ khả ái(xứ Thanh kỳ lạ, đáng yêu) trên cửa động Hồ Công, một thắng tích ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, để nói về vùng đất Thanh Hoá.
Đúng như ông chúa nổi tiếng tài thơ Nôm này nói, xứ Thanh là miền đất đẹp, lắm điều kỳ lạ và đáng yêu. Mảnh đất ấy vắt đôi bề ngang của đất nước khu vực Bắc miền Trung, điều kỳ lạ đầu tiên là trên một dải đất, mà phía Đông là những bãi biển tít tắp, quãng giữa là đồng bằng, sang phía Tây lại là những rặng núi hùng vỹ.
Núi xứ Thanh rất lạ lùng. Hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam mà ngay giữa những cánh đồng rộng lớn, bỗng vụt dựng lên một khối núi khổng lồ, không cần đến vùng chuyển tiếp như sách địa lý vẫn dạy. Cũng miền Tây của xứ Thanh, không thiếu nơi, đứng giữa cánh đồng nhìn xung quanh trùng trùng điệp điệp những núi đá. Chả thế mà có huyện được đặt tên là Thạch Thành - cái thành bằng đá. Đất nào, người nấy, xứ Thanh cũng là nơi duy nhất của đất nước, là nơi phát tích của “tam vua, nhị chúa” (ba triều vua khởi phát ở Xứ Thanh là nhà Tiền Lê, nhà Hậu Lê, nhà Hồ; hai dòng chúa là nhà Trịnh, nhà Nguyễn).

Nhưng đi kèm cái hùng vỹ của đá núi là nỗi khổ người dân nghèo xứ Thanh. Hơi đá phả thêm vào không khí cái lạnh buốt khi đông đến. Buổi sáng, người chưa quen đến vùng này dậy rửa mặt, thò tay xuống nước, sẽ vội rụt lại bởi như có người cầm một con dao sắc cứa vào tay mình một nhát thật sâu. Buổi tối, gió thốc tưởng như có người té cả xô nước lạnh vào mặt. Cao nguyên đá Hà Giang có cái khổ thiếu nước khi mùa rét tới. Người xứ Thanh khổ vì nước khi cái rét về. Cái giá rét khiến có người trốn rửa mặt đến mấy ngày, còn người dân quê xứ Thanh trong những chiếc áo mong manh phải cắm đôi chân trần xuống dưới bùn, để mong một mai, cây lúa sinh sôi nuôi lũ trẻ khôn lớn.
Người ta vẫn nói nhiều về tính xấu của người xứ Thanh, một trong những tính cách người tỉnh khác nói đến là người xứ Thanh keo kiệt, bủn xỉn. Cứ cho những điều ấy là có lý. Nhưng nếu ai đó về vùng đất này, chứng kiến cái rét của vùng núi đá, chứng kiến những con sông ở đây lên cơn thịnh nộ, sẽ hiểu thêm rằng cuộc sống gian khó của người dân nơi đây.
Bát cơm củ sắn làm ra vốn khó nhọc, lại có thể bị thiên nhiên cướp đi bất cứ lúc nào. Sông Bưởi là con sông nhỏ của đất này, nó kém nổi tiếng nên không hiện diện trên bản đồ đất nước; mùa cạn, cầm viên sỏi ném một cái mạnh, viên sỏi cũng có thể bay từ bờ nọ sang bờ bên kia. Ấy thế mà như mùa lũ năm 2007, nước dâng tràn qua mặt đê, cuốn đi không biết bao nhiêu của cải mùa màng, và cả mạng sống con người. Cũng có năm con sông chảy ngược, giáng bao nhiêu nguy khốn xuống đầu người dân ven bờ. Đấy là chưa kể đến những con sông Mã, sông Chu thay đổi tính tình…
Phải chăng môi trường đầy khốc liệt ấy đã góp phần tạo nên bản tính người xứ Thanh? Những cánh đồng bằng phẳng bỗng vụt lên một ngọn núi cao. Phải chăng, tính cách người xứ Thanh là thế? Rất nhiều người xứ Thanh không lớn lên bằng gạo trắng nước trong như những vùng đất khác. Xứ Thanh nuôi những đứa con của mình bằng củ khoai củ sắn. Nhưng cũng phải chăng, cái gian khó đã góp phần hun đúc lên những hào kiệt xứ Thanh, đời nào cũng có, để rồi mảnh đất này có quyền tự hào là đã sản sinh ra “tam vua, nhị chúa”?
Cái rét lại về, như những đứa trẻ thích đùa quái ác, nó luồn lách thật sâu và cứa những nhát chí mạng vào da thịt. Những năm qua, diện mạo quê đá đã nhiều đổi thay, nhưng sự khó tính, khốc liệt của thiên nhiên vẫn nguyên vẹn, khí chất mạnh mẽ vươn lên trong gian khó của con người xứ Thanh vẫn vững vàng. Chỉ một ví dụ nhỏ, nếu làm một cuộc khảo sát về tỷ lệ sinh viên xứ Thanh tại các trường ĐH công lập, hẳn sẽ có một kết quả đáng ngạc nhiên về sức học của con người vùng đất này. Cái rét lại về, nghĩ đến miền quê đá xứ Thanh, càng thêm tự hào về ý chí vươn lên của con người.

Thạch Thành thương về miền quê đá

Đăng lúc: 20/11/2017 10:25:54 (GMT+7)

Những năm qua, diện mạo quê đá Thạch Thành (Thanh Hóa) nhiều đổi thay, nhưng sự khó tính, khốc liệt của thiên nhiên vẫn nguyên vẹn, khí chất mạnh mẽ vươn lên trong gian khó của con người xứ Thanh vẫn vững vàng.

Xưa, chúa Trịnh Sâm đã viết bốn chữThanh kỳ khả ái(xứ Thanh kỳ lạ, đáng yêu) trên cửa động Hồ Công, một thắng tích ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, để nói về vùng đất Thanh Hoá.
Đúng như ông chúa nổi tiếng tài thơ Nôm này nói, xứ Thanh là miền đất đẹp, lắm điều kỳ lạ và đáng yêu. Mảnh đất ấy vắt đôi bề ngang của đất nước khu vực Bắc miền Trung, điều kỳ lạ đầu tiên là trên một dải đất, mà phía Đông là những bãi biển tít tắp, quãng giữa là đồng bằng, sang phía Tây lại là những rặng núi hùng vỹ.
Núi xứ Thanh rất lạ lùng. Hiếm nơi nào trên đất nước Việt Nam mà ngay giữa những cánh đồng rộng lớn, bỗng vụt dựng lên một khối núi khổng lồ, không cần đến vùng chuyển tiếp như sách địa lý vẫn dạy. Cũng miền Tây của xứ Thanh, không thiếu nơi, đứng giữa cánh đồng nhìn xung quanh trùng trùng điệp điệp những núi đá. Chả thế mà có huyện được đặt tên là Thạch Thành - cái thành bằng đá. Đất nào, người nấy, xứ Thanh cũng là nơi duy nhất của đất nước, là nơi phát tích của “tam vua, nhị chúa” (ba triều vua khởi phát ở Xứ Thanh là nhà Tiền Lê, nhà Hậu Lê, nhà Hồ; hai dòng chúa là nhà Trịnh, nhà Nguyễn).

Nhưng đi kèm cái hùng vỹ của đá núi là nỗi khổ người dân nghèo xứ Thanh. Hơi đá phả thêm vào không khí cái lạnh buốt khi đông đến. Buổi sáng, người chưa quen đến vùng này dậy rửa mặt, thò tay xuống nước, sẽ vội rụt lại bởi như có người cầm một con dao sắc cứa vào tay mình một nhát thật sâu. Buổi tối, gió thốc tưởng như có người té cả xô nước lạnh vào mặt. Cao nguyên đá Hà Giang có cái khổ thiếu nước khi mùa rét tới. Người xứ Thanh khổ vì nước khi cái rét về. Cái giá rét khiến có người trốn rửa mặt đến mấy ngày, còn người dân quê xứ Thanh trong những chiếc áo mong manh phải cắm đôi chân trần xuống dưới bùn, để mong một mai, cây lúa sinh sôi nuôi lũ trẻ khôn lớn.
Người ta vẫn nói nhiều về tính xấu của người xứ Thanh, một trong những tính cách người tỉnh khác nói đến là người xứ Thanh keo kiệt, bủn xỉn. Cứ cho những điều ấy là có lý. Nhưng nếu ai đó về vùng đất này, chứng kiến cái rét của vùng núi đá, chứng kiến những con sông ở đây lên cơn thịnh nộ, sẽ hiểu thêm rằng cuộc sống gian khó của người dân nơi đây.
Bát cơm củ sắn làm ra vốn khó nhọc, lại có thể bị thiên nhiên cướp đi bất cứ lúc nào. Sông Bưởi là con sông nhỏ của đất này, nó kém nổi tiếng nên không hiện diện trên bản đồ đất nước; mùa cạn, cầm viên sỏi ném một cái mạnh, viên sỏi cũng có thể bay từ bờ nọ sang bờ bên kia. Ấy thế mà như mùa lũ năm 2007, nước dâng tràn qua mặt đê, cuốn đi không biết bao nhiêu của cải mùa màng, và cả mạng sống con người. Cũng có năm con sông chảy ngược, giáng bao nhiêu nguy khốn xuống đầu người dân ven bờ. Đấy là chưa kể đến những con sông Mã, sông Chu thay đổi tính tình…
Phải chăng môi trường đầy khốc liệt ấy đã góp phần tạo nên bản tính người xứ Thanh? Những cánh đồng bằng phẳng bỗng vụt lên một ngọn núi cao. Phải chăng, tính cách người xứ Thanh là thế? Rất nhiều người xứ Thanh không lớn lên bằng gạo trắng nước trong như những vùng đất khác. Xứ Thanh nuôi những đứa con của mình bằng củ khoai củ sắn. Nhưng cũng phải chăng, cái gian khó đã góp phần hun đúc lên những hào kiệt xứ Thanh, đời nào cũng có, để rồi mảnh đất này có quyền tự hào là đã sản sinh ra “tam vua, nhị chúa”?
Cái rét lại về, như những đứa trẻ thích đùa quái ác, nó luồn lách thật sâu và cứa những nhát chí mạng vào da thịt. Những năm qua, diện mạo quê đá đã nhiều đổi thay, nhưng sự khó tính, khốc liệt của thiên nhiên vẫn nguyên vẹn, khí chất mạnh mẽ vươn lên trong gian khó của con người xứ Thanh vẫn vững vàng. Chỉ một ví dụ nhỏ, nếu làm một cuộc khảo sát về tỷ lệ sinh viên xứ Thanh tại các trường ĐH công lập, hẳn sẽ có một kết quả đáng ngạc nhiên về sức học của con người vùng đất này. Cái rét lại về, nghĩ đến miền quê đá xứ Thanh, càng thêm tự hào về ý chí vươn lên của con người.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC